Tháng 9 về, Sapa vào mùa lúa chín vàng. Trên
khắp các sườn đồi những thửa ruộng bậc thang “như những chiếc thang
trời” ở các bản làng luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Vùng núi cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai bốn mùa hoa lá xanh tươi, khí hậu ôn
hòa, thời tiết luôn có 4 mùa trong một ngày. Martin Yan thật may mắn khi
đến đây đúng mùa đẹp nhất trong năm, mùa lúa chín vàng rực. Trên đường
đi, ngỡ ngàng trước nhiều cảnh đẹp hiếm thấy nên Martin Yan liên tục bảo
mọi người trong đoàn ngừng lại để “chộp" những khoảng khắc hiếm có này.

Những cánh đồng phủ sắc vàng rực
Những thửa ruộng bậc thang Sa Pa có từ hàng trăm năm nay và đều do
những đôi bàn tay cần mẫn của người nông dân thuộc các dân tộc thiểu số
kiến tạo nên. Ở Sapa làm ruộng bậc thang giỏi nhất phải kể tới người Hà
Nhì, rồi tới người Mông, người Dao… quanh năm sống trên những triền núi
cao Hoàng Liên Sơn.

Làm ruộng bậc thang là ngành nghề chính tại đây

Martin Yan và Hoàng My trải nghiệm công việc đồng áng
Những thửa ruộng bậc thang dù to hay nhỏ đều được “chạm khắc” trông
thật thuận mắt và dễ canh tác. Trong đó có những cánh đồng bậc thang
rộng hàng trăm héc ta ở Sapa giống như những bức tranh phong cảnh khổng
lồ với những đường nét uốn lượn mềm mại mà các “họa sĩ chân đất” vẽ nên.
Vẻ đẹp mê hồn của mùa lúa chín vàng rực này đã làm biết bao du khách
thẫn thờ và Martin Yan cũng không ngoại lệ. “Tôi được biết ruộng bậc
thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhất
là sau khi được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là
một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới. Đến nay tôi
mới tận mắt chứng kiến vẻ đẹp này và tôi đã bị quyến rũ không muốn về.”

Thưởng thức những món ăn ngon tại vùng cao
Hành trình khám phá Sapa của Martin Yan thêm phần thú vị khi cuối ngày
ông cùng người dân nơi đây chế biến và thưởng thức món ăn đặc sản “lợn
cắp nách”. Sa Pa từ lâu nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” - giống
lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào...
nách, đem ra chợ bán.
Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa trở thành một phần không thể thiếu khi đến với nơi đây.
Ngoài ra, miếng ngon Sa Pa còn có thể kể được nhiều nữa, như món xúc
xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương
tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món
nướng đủ loại v.v...
Trong một ngày quá ngắn để khám phá Sapa Martin Yan không có đủ thời gian để thưởng thức hết tất các các món ăn đặc sản này. “Tôi hy vọng có dịp quay trở lại đây đúng vào mùa lúa chín để được thả sức chiêm ngưỡng, để được đắm mình vào hương lúa và thưởng thức những món ngon mà tôi bỏ lỡ”.
Trong một ngày quá ngắn để khám phá Sapa Martin Yan không có đủ thời gian để thưởng thức hết tất các các món ăn đặc sản này. “Tôi hy vọng có dịp quay trở lại đây đúng vào mùa lúa chín để được thả sức chiêm ngưỡng, để được đắm mình vào hương lúa và thưởng thức những món ngon mà tôi bỏ lỡ”.
No comments:
Post a Comment